Để sản xuất ra những sản phẩm sắt đạt chuẩn thì cần được mạ kẽm sẽ giúp cho sản phẩm có khả năng chống gỉ sét, chống ăn mòn một cách tốt nhất cho kim loại. Hiện nay, công nghệ mạ kẽm được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau gồm: Phương pháp mạ kẽm lạnh, mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng. Cụ thể:
+ Phương pháp mạ kẽm lạnh
Mạ kẽm lạnh là phương pháp phủ một lớp mạ kẽm lỏng tương tự như bạn sơn ở nhiệt độ bình thường. Khi đó, mạ kẽm lạnh sẽ sử dụng áp dụng khí nén để thổi dung dịch lỏng thành chùm các hạt kẽm bắn vào bề mặt kim loại cần xi mạ. Khi đó, trong dung dịch mạ kẽm cùng với phụ gia sẽ bám chắc chắn vào bề mặt kim loại và chúng sẽ khô cứng lại trong vài giờ sau đó
Với những ưu điểm của công nghệ mạ kẽm lạnh là giải pháp tối ưu để xi mạ thi công cho những vật liệu kim loại ngoài công trường, khi đó lớp mạ kẽm sẽ giúp nâng cao tính năng mòn cho kim loại một cách hiệu quả nhất.
+ Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Đây là phương pháp mạ kẽm được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay có tác dụng bảo vệ kim loại khỏi các tác động bên ngoài rất hiệu quả. Mạ kẽm nhúng nóng là hình thức kim loại được nhúng vào bề dung dịch nóng chảy sẽ phủ đều hóa chất lên bề mặ kim loại cần xi mạ. Trong quá trình mạ kẽm kim loại sẽ được nấy thành hợp kim với chất nền, vì thế lớp mạ kẽm sẽ không bị bong tróc giúp bảo vệ bề mặt kim loại nền rất hiệu quả.
Với đặc tính trên mạ kẽm nhúng nóng thường dùng để xi mạ rộng rãi trong các lĩnh vực như: lan can cầu thang, angten, ống thép, thang máng, bulong, ốc vít, thanh ren,…
+ Phương pháp mạ kẽm điện phân
Đây là phương pháp mạ điện phân nhằm tạo sự kết tủa trên bề mặt kim loại nền một lớp kim loại mỏng có tác dụng trong việc chống ăn mòn, làm tăng tính dẫn điện, tăng kích thước và tăng độ cứng bề mặt cho kim loại nền một cách hiệu quả.
Trong thức tế, công nghệ mạ kẽm điện phân được ứng dụng để mạ cho các lĩnh vực mạ ống nước, đường sắt, các thiết bị ngoài trời, các thiết bị thường xuyên chịu lực. Bên cạnh, mạ kẽm điện phân còn thích hợp để mạ sửa chữa các chi tiết có độ chính xác cao, không làm ảnh hưởng đến tính chất của kim loại gốc, hình dạng, kích thước của chi tiết lúc ban đầu.
Mỗi hình thức mạ kẽm đều có những ưu điểm nổi trội riêng và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn sử dụng hình thức mạ cho phù hợp nhé. Hy vọng với những gợi ý trên đã giúp bạn có thể lựa chọn hình thức mạ một cách tốt nhất nhé. Chúc bạn thành công!